Lưu ý khi ký hợp đồng nội thất | Tránh bất lợi cho bạn | năm 2021

năm lưu ý khi ký hợp đồng nội thất
5/5 - (1 bình chọn)

Bạn có thể nghe thay vì đọc, nghe tại đây.

5 lưu ý khi ký hợp đồng nội thất bạn cần biết

Xem xét kỹ nội dung, điều khoản của hợp đồng.

  1. Thông tin: thông tin phải ghi rõ ràng thông tin công ty, tên người đại diện, số điện thoại, địa chỉ.

  2. Địa điểm ký kết hợp đồng, loại công trình.

  3. Thời gian thi công.

  4. Giá trị hợp đồng, cách thức thanh toán.

  5. Trách nhiệm giữa hai bên.

  6. Tạm ngưng chấm dứt hợp đồng.

  7. Bảo hành dự án.

  8. Điều khoản của hợp đồng.

Chú ý: Xem xét kỹ lưỡng các thông tin, đảm bảo rõ ràng và mạch lạc nhất. Thông tin về thời gian, và con số về tiền bạn chú ý và xem xét cẩn thận trước khi ký. (đã xong lưu ý đầu tin trong “5 lưu ý khi  ký hợp đồng nội thất” cùng xem nào)

5 lưu ý khi ký hợp đồng nội thất
lưu ý khi ký hợp đồng nội thất (ảnh minh họa)

Các nội dung liên quan:

>>> 3 Cách bố trí, sắp đặt, chọn nội thất sao cho hoàn hảo

>>> 3 yếu tố Trang trí, phối màu sắc, phong thủy cho phòng khách

>>> 8 điều cần biết khi làm tủ bếp

Xem xét kỹ lưỡng báo giá và phải khớp với con số trên hợp đồng.

  1. Yêu cầu ghi rõ loại vật liệu là gì (HDF, MDF, HDF, Gỗ…), bề mặt vật liệu là gì (melamin, laminate, acrylic….), mã vật liệu là gì (VD: MM 34, AC 14,…),của hãng nào (VD: An Cường, Mộc Phát …).

  2. Ghi rõ kích thước sản phẩm, độ giày của vật liệu, đơn giá, các ưu cầu đặc biệt.

  3. Ghi rõ tên sản phẩm và có hình ảnh kèm theo.

5 lưu ý khi ký hợp đồng nội thất
lưu ý khi ký hợp đồng nội thất (ảnh minh họa)

Chế độ bảo hành, bảo trì. “5 lưu ý khi ký hợp đồng nội thất bạn cần biết”

  1. Thời gian bảo hàng, bảo trì sản phẩm là bao lâu (ghi rõ thời gian bắt đầu và kết thúc cụ thể).

  2. Nếu sản phẩm không đạt chất lượng thì trả hàng như thế nào (bạn hỏi trực tiếp với đơn vị thi công nội thất và ghi rõ trên hợp đồng càng tốt).

Hình thức thanh toán (Thường được chia làm 3 đợt).

  1. Đợt một: Là tạm ứng để đảm bảo chắc chắn bạn đồng ý và thỏa thuận là bao nhiêu trên tổng giá trị hợp đồng (Thông thường là 30%, 40%, 50%).

  2. Đợt hai: Là khi đơn vị nội thất đưa sản phẩm lên công trình (bên nội thất tiếp tục yêu cầu ứng thêm) là 70% tới 90% trên tổng giá trị hợp đồng (đã tính phần tạm ứng). Bạn hãy thỏa thuận phần trăm này nhé thông thường là 70%.

  3. Đợt 3: Là phần còn lại của hợp đồng để bạn nghiệm thu và xem xét sản phẩm có đúng chất lượng hay không, từ 10% tới 30%. Số phần trăm bạn còn lại càng lớn thì đơn vị thi công nội thất không giám chậm trễ hay chần chừ, khi sản phẩm của họ không đạt yêu cầu và sẽ đảm bảo, tranh tình huống xấu gặp đơn vị bỏ công trình.

Khi ký hợp đồng đảm bảo yêu cầu sau đây.

  1. Có dấu đỏ đóng giấu giáp lai, đóng giấu sau chữ ký trên hợp đồng, báo giá, hồ sơ dự án liên quan.

  2. Chữ ký phải là của người đại diện pháp luật của công ty (như giám đốc, người địa diện pháp luật của công ty) như vậy hợp đồng mới có hiệu lực pháp lý.

  3. Phải đảm bảo đủ giấy tờ kèm theo bao gồm hợp đồng + báo giá + hồ sơ thiết kế nội thất kèm theo.

Lưu ý khi ký hợp đồng nội thất
Lưu ý khi ký hợp đồng nội thất (ảnh minh họa)

Trên đây là “5 lưu ý khi  ký hợp đồng nội thất” những kinh nghiệp thực tế đúc kết, từ những lần ký hợp đồng của tôi và muốn chia sẽ cho mõi người chú ý. Mong mọi người có một công trình chất lượng và như ý.

Thông tin liên hệ FANPAGE của chúng tôi 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *